Lượt xem: 128

Năm 2023 tăng cường các giải pháp hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư đăng ký đầu tư các dự án cụm công nghiệp

Chiều ngày 10/1, Sở Công thương tổ chức Hội nghị tổng kết ngành Công thương tỉnh Sóc Trăng năm 2022 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2023. Đồng chí Võ Văn Chiêu – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương chủ trì hội nghị.

 


Quang cảnh hội nghị. Ảnh: H.Lan

 

    Trong năm 2022, mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm, ngành Công thương đã vận dụng cụ thể, triển khai hoàn thành các chương trình, kế hoạch, các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Bộ Công thương; trong đó, tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, gắn với thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID-19, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh. Kết quả, ngành Công thương thực hiện đạt và vượt 2/3 chỉ tiêu chủ yếu của ngành. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước 71.029 tỷ đồng, đạt 118,38% kế hoạch năm, tăng 37,46% so với năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu ước 1.500 triệu USD, đạt 125% kế hoạch, tăng 16,37% so với năm 2021; trong đó, xuất khẩu thủy sản ước 1.050 triệu USD (theo kế hoạch 950 triệu USD), đạt 110,53% kế hoạch, tăng 6,49% so với năm 2021; gạo ước 362 triệu USD, tăng 70%; hàng may mặc ước 85 triệu USD, tăng 41,7%, góp phần đưa xuất khẩu Sóc Trăng đứng thứ 5 vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sau Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Riêng chỉ tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 chưa đạt (chỉ tăng 12%/16% kế hoạch), nguyên nhân do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất, nhất là các nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thuỷ sản; các dự án điện gió chưa đưa vận hành thương mại… Bên cạnh đó, ngành Công thương cũng theo dõi sát tình hình cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo ổn định, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng của người dân. Các dự án đầu tư cụm công nghiệp, dự án năng lượng tái tạo được nhiều nhà đầu tư quan tâm, triển khai thực hiện. Công tác quản lý nhà nước được tập trung thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời xử lý dứt điểm các vấn đề phát sinh (khó khăn, vướng mắc của các dự án điện gió); tình trạng thiết hụt xăng dầu được kiểm soát, phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đi lại của người dân trong tỉnh. Kết luận cuộc họp, đồng chí Võ Văn Chiêu - Giám đốc Sở Công thương nhấn mạnh, để đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, trong năm 2023 ngành Công thương phải phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu về chỉ số sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội và kim ngạch xuất khẩu; trong đó, cần tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu điều hành kinh tế - xã hội năm 2023 của Trung ương, của tỉnh. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành và địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm lĩnh vực công thương như: Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, các dự án năng lượng tái tạo, nhất là các dự án điện gió, các dự án đầu tư phát triển hạ tầng thương mại đến năm 2025. Riêng đối với các phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng huyện, thị xã, thành phố, cần quan tâm, theo dõi tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, nhằm kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc. Tăng cường các giải pháp hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư đăng ký đầu tư các dự án cụm công nghiệp… góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.

H.Lan



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 43
  • Hôm nay: 8295
  • Trong tuần: 79,002
  • Tất cả: 11,802,322